Công nghệ chuỗi khối (blockchain) được áp dụng ở Uruguay thông qua một sáng kiến thí điểm. Nhờ phương pháp kỹ thuật số này, dữ liệu từ mỗi bước của quy trình sản xuất được ghi lại trong các khối được kết nối với nhau mà không thể sửa đổi, tạo ra một chuỗi thông tin bất biến và minh bạch. Bằng cách này, một nền tảng công nghệ được tạo ra cho phép đưa ra các quyết định nhằm giảm chi phí, cải thiện chất lượng và tăng giá trị pho mát thủ công của Uruguay.

Để đạt được tiến bộ hơn nữa với công nghệ mới này, Viện Sữa Quốc gia (INALE), với sự hợp tác kỹ thuật của FAO, đã ký thỏa thuận với Trung tâm Đổi mới và Khởi nghiệp (CIE) tại Đại học ORT của Uruguay. Trong khuôn khổ của thỏa thuận này, 25 gia đình sản xuất và các tổ chức, cơ quan khác đang làm việc cùng nhau để xác định các tác nhân khác nhau tham gia vào chuỗi và những thách thức mà họ gặp phải liên quan đến năng lực, cơ sở hạ tầng, quản trị và chi phí. Bằng cách đưa ra các biện pháp can thiệp để vượt qua những thách thức này và có được nguyên mẫu của công nghệ chuỗi khối phù hợp với nhu cầu địa phương, nó có thể được triển khai trong điều kiện thực tế. Thiết kế này sẽ lấy người dùng làm trung tâm với các giao diện dễ sử dụng cho tất cả các bên quan tâm và có liên quan.

leftcenterrightdel
 Công nghệ chuỗi khối cho phép người mua biết thêm về các phương pháp sản xuất và tác động đến môi trường bằng cách quét mã QR

Nếu chuỗi cung ứng được đánh giá và kiểm soát minh bạch theo thời gian thực và ít có sự can thiệp của con người nhất có thể, nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường nhờ hiệu quả và sự an toàn thực sự tăng lên trong quá trình sản xuất. Thông qua việc áp dụng công nghệ này, những người mua phô mai thủ công sẽ có thể truy cập vào lịch sử của sản phẩm, bao gồm các phương pháp sản xuất và thậm chí các vấn đề liên quan đến môi trường sản xuất bằng cách quét mã QR. Hệ thống này có thể được sử dụng trong tương lai cho các quy trình chứng nhận phô mai.

Một trong những ưu tiên của khuôn khổ hợp tác quốc gia giữa FAO và Uruguay giai đoạn 2021-2025 là tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số trong các chương trình và chính sách liên quan đến hệ thống nông nghiệp -lương thực nhằm cải thiện cơ hội thị trường, năng suất và khả năng phục hồi, đặc biệt là cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất, bắt đầu với một thí điểm trong một lĩnh vực nhỏ - phô mai thủ công và trong thời gian tới sẽ tăng cường hơn nữa khả năng truy xuất nguồn gốc sản xuất nói chung hướng tới ngày càng cải thiện các chuỗi sản xuất nông nghiệp tốt hơn và làm cho hệ thống nông sản thực phẩm bền vững hơn./.

Quỳnh Anh

Theo FAO