Để khắc phục hiệu quả, hạn chế rủi ro của nghề nuôi thủy sản trong lồng bè trên sông/hồ chứa, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo bà con biện pháp xử lý kịp thời như sau:

1. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, quan sát chất lượng nguồn nước, sức khỏe và vận động của cá để có biện pháp chủ động phòng tránh kịp thời.

2. Cơ sở nuôi luôn chuẩn bị sẵn các loại trang thiết bị cung cấp ô-xi (quạt nước, máy bơm, sục khí, viên nén tạo ô-xi...) để kịp thời cung cấp ô-xi khi cần thiết.

3. Treo các túi vôi các góc lồng nuôi để giúp ổn định môi trường, khử các khí độc và mầm bệnh gây hại cho cá nuôi lồng bè.

4. Cá đảm bảo kích cỡ thương phẩm cần có kế hoạch thu sớm, kịp thời. Không nuôi cá mật độ quá cao (tối đa 10 kg cá/m3 lồng).

5. Tăng cường cung cấp ô-xi vào thời điểm về đêm và sáng sớm. Khi thời tiết thay đổi, cá có biểu hiện bơi lờ đờ, yếu cần dừng không cho cá ăn hoặc cho ăn 20-30% lượng thức ăn so với ngày thường tùy theo sức khỏe của cá để tránh lãng, ô nhiễm môi trường.

6. Cá chết phải được thu gom, xử lý đúng theo quy định. Không được vứt bừa bãi ra ngoài môi trường gây ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho khu vực xung quanh.

7. Khi sức khỏe đàn cá ổn định trở lại cần cho vật nuôi ăn, lượng cho ăn phải tùy thuộc vào sức ăn mà tăng hoặc giảm cho phù hợp. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, cần bổ sung các loại vitamin, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cá.

leftcenterrightdel
Thời tiết miền Bắc liên tục thay đổi khiến cá nuôi chết hàng loạt

Đặng Xuân Trường

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia