Cá là món ăn chính của ẩm thực và trong chế độ ăn uống của người dân địa phương. Ngành đánh cá chủ yếu là thương mại quy mô nhỏ, cung cấp cá tươi cho thị trường địa phương và người tiêu dùng. Hơn nữa, sản lượng khai thác từ các tàu đánh cá góp phần vào thị trường xuất khẩu.

Cá ngừ và các loại cá giống cá ngừ, đáng chú ý nhất là cá cờ vây vàng và cá cờ Đại Tây Dương chiếm khoảng 70% sản lượng khai thác ở Grenada. Với ước tính 2.550 tấn cá đánh bắt hàng năm, nghề cá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mang lại việc làm và thu nhập, an ninh lương thực và thực phẩm, đồng thời là nguồn thu ngoại tệ chính của người dân Grenada

Là một nguồn lực quan trọng đối với người dân Grenada cho cả an ninh lương thực và thu nhập xuất khẩu, tính bền vững của chuỗi giá trị cá ngừ rất quan trọng. Theo đánh giá gần đây nhất của Ủy ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) chỉ ra rằng cá ngừ vây vàng (YFT) không bị đánh bắt quá mức mặc dù người ta cho rằng việc đánh bắt quá mức đã xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế việc đánh bắt quá mức không được công bố, vẫn có những vấn đề lớn về trữ lượng và hạn ngạch cấp quốc gia có thể xảy ra trong vòng một đến hai năm tới. Thách thức này đang ảnh hưởng đến nghề cá do giảm sản lượng, và cùng với tác động của biến đổi khí hậu (bao gồm thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển và mực nước biển dâng cao), có thể tác động to lớn đến sinh kế của ngư dân sống dựa vào ngành này.

Cách tiếp cận mới và bền vững

Để cải thiện công tác bảo tồn và tăng giá trị thu hoạch cá ngừ, FAO và Bộ Nông nghiệp, Đất đai và Lâm nghiệp Grenada đã triển khai các hoạt động tập trung vào cải thiện bền vững chuỗi giá trị cá ngừ.

Cách tiếp cận mới này do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Ngân hàng Thế giới tài trợ, được phát triển dựa trên Mô hình phát triển chỉ số hoạt động Nghề cá (FPI-DEV) tính đến các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế.

Mô hình này được sử dụng để thiết kế một chiến lược tài chính và bảo tồn hoàn toàn được xây dựng dựa trên thực tế và kinh nghiệm của ngư dân, đồng thời xác định rõ vai trò, tiềm năng đầu tư và nhu cầu vốn của các bên liên quan khác nhau. Sau đó, một mô hình kinh doanh đã được phát triển để cung cấp các ưu đãi tiền tệ cho doanh nghiệp khu vực tư nhân, các tổ chức ngư dân và chính phủ đầu tư vào công nghệ đã được chứng minh là cải thiện việc bảo tồn đồng thời nâng cao giá trị dọc theo chuỗi giá trị cá ngừ.

Nghề đánh bắt cá ngừ hiện đã tham gia Dự án Cải thiện Nghề cá (FIP) để đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển. Điều này cho phép tiếp cận các thị trường cao cấp hơn và một kế hoạch làm việc để đạt được tính bền vững được cải thiện cho ngành. Nhờ sáng kiến này, ngư dân được hưởng lợi trực tiếp từ việc nâng cao tiêu chuẩn bền vững và giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.

Những thay đổi này đã giúp hợp lý hóa cả chuỗi cung ứng xuất khẩu và địa phương, bằng cách chuyển từ cá ngừ bỏ đầu và bỏ ruột sang thương mại hóa thăn cá ngừ để xuất khẩu. Kết quả là ngư dân địa phương, các tổ chức của ngư dân và công ty vì lợi nhuận được hưởng lợi. Những thay đổi được thực hiện dự kiến sẽ tăng doanh thu từ nghề khai thác cá ngừ ở Grenada hơn 1,5 triệu USD mỗi năm.

leftcenterrightdel
Nghề đánh bắt cá ngừ Grenada hiện đã tham gia Dự án Cải thiện Nghề cá (FIP) để đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển 

Hợp tác công tư thành công

Quan hệ đối tác công tư là quan hệ đối tác với One Skip Development (một công ty phát triển nghề cá sáng tạo có kinh nghiệm lâu năm) và hai hiệp hội ngư dân địa phương: Hiệp hội ngư dân Grenville và Gouyave - để xây dựng, kiểm tra và thực hiện cách tiếp cận trực tuyến để phát triển nghề cá ở Grenada. Cách tiếp cận hợp tác công -tư để phát triển nghề cá này đã đưa tất cả các bên liên quan cùng thảo luận để có cái nhìn toàn diện về những gì cần thiết để giảm đánh bắt phụ, tăng giá trị thu hoạch cá ngừ và cung cấp hỗ trợ cho đầu tư vốn.

Để hỗ trợ tính bền vững của chuỗi giá trị, một nhà máy chế biến thuộc sở hữu của chính phủ đang được tái phát triển, có tính đến an toàn thực phẩm và công nghệ nâng cao để đạt được khả năng truy xuất nguồn gốc toàn bộ chuỗi cung ứng. Hiệp hội ngư dân Grenville và Gouyave đang quản lý cơ sở chế biến đã được cải tạo, đồng thời được đào tạo về kỹ thuật đánh bắt bền vững hơn và cách vận hành nhà máy chế biến tiêu chuẩn cao.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của FAO, hệ thống thu thập dữ liệu và truy xuất nguồn gốc của chuỗi cá ngừ sẽ được cải thiện, bao gồm khả năng thu thập dữ liệu theo thời gian thực. Điều này sẽ giúp xây dựng các hệ thống thông tin và dữ liệu mới, đồng thời cho phép chính phủ cung cấp dữ liệu cho Tổ chức quản lý nghề cá khu vực và chuyển trọng tâm từ thu thập dữ liệu sang phân tích dữ liệu, đây sẽ là thay đổi quan trọng trong việc giúp giám sát tính bền vững của ngành thủy sản, theo dõi tác động của chuỗi theo thời gian và để những người tham gia chính trong ngành đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Quan hệ đối tác công tư của Grenada là Dự án Cải thiện Nghề cá đầu tiên cho cá ngừ ở Đại Tây Dương, thể hiện cam kết đáng chú ý đối với tính bền vững của nghề cá ở vùng Caribe và đó là một ví dụ lý tưởng về cách tập hợp nhiều bên liên quan có thể cải thiện kết quả xã hội, kinh tế và môi trường của người dân trong khi bảo tồn sinh vật biển./.

leftcenterrightdel
Ngư dân đánh bắt cá ngừ 

Quỳnh Yến

(Theo FAO)