Tham gia hội nghị có hơn 100 đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Phòng nông nghiệp và Trung tâm Ứng dụng Chuyển giao KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện, UBND xã Kim Song Trường và bà con nông dân tham gia thực hiện mô hình.

leftcenterrightdel
Hội nghị tổng kết mô hình “Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa” tại thôn Đình Hồ, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Mô hình được Trung tâm Khuyến nông thực hiện ở vụ Xuân năm 2023 tại thôn Đình Hồ, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích 10 ha, 70 hộ tham gia. Với mục đích áp dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa nhằm giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối  với sức khỏe cộng đồng, môi trường, an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, kinh tế; Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý giúp cây lúa phát triển khoẻ, tăng khả năng chống chịu, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường sinh thái; Xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lúa từ giai đoạn gieo cấy đến thu hoạch một cách đồng bộ, có hiệu quả tại Hà Tĩnh.

Tại buổi Hội nghị, các đại biểu được nghe đại diện Trung tâm Khuyến nông báo cáo tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện mô hình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa tại thôn Đình Hồ, xã Kim Song Trường.

Sau quá trình tham gia mô hình, người sản xuất đã nắm được đặc điểm hình thái qua các pha của các đối tượng sâu hại (dòi đục nõn, bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ,...), quy luật phát sinh, gây hại và thời điểm phòng trừ hiệu quả nhất; nhận biết đặc điểm của các bệnh gây hại trên cây trồng: bệnh đạo ôn hại lá, đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn,...; nhận biết được các đối tượng thiên địch trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa đỏ… Đồng thời được hướng dẫn không phun thuốc BVTV tràn lan, theo tập quán mà tiến hành phòng trừ dịch hại căn cứ mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và đúng kỹ thuật. Kết quả mô hình đã làm thay đổi nhận thức của người dân, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững; nông dân trở thành chuyên gia trên đồng ruộng sau khi được huấn luyện, áp dụng biện pháp IPM; tuyên truyền viên cho cả cộng đồng cùng thực hiện.

leftcenterrightdel
Việc thực hiện mô hình IPM giúp người sản xuất hiểu rõ hơn về sự kết hợp hài hoà các biện pháp riêng biệt trong quá trình canh tác 

Việc thực hiện mô hình IPM giúp người sản xuất hiểu rõ hơn về sự kết hợp hài hoà các biện pháp riêng biệt trong quá trình canh tác (giống, kỹ thuật canh tác, bón phân, tưới nước và phòng trừ dịch hại). Qua vụ Xuân 2023 đã đạt được 3 giảm: thuốc BVTV, giống, phân hoá học; đồng thời 3 tăng: năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ nông dân. Thông qua mô hình đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được các hộ nông dân đón nhận, tiếp thu và áp dụng, đạt kết quả tốt cần nhân ra trên diện tích toàn tỉnh.

Thái Thơm

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh