Khóa tập huấn TOT được tổ chức nhằm mục đích tăng cường nhận thức về vai trò của hoạt động thị trường và truyền thông trong sản xuất - kinh doanh rau, quả an toàn của HTX, từ đó tận dụng được những lợi thế có sẵn trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Khóa tập huấn thu hút 28 tham dự viên đến từ các PPMU trong vùng Dự án gồm Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Sơn La và Thành phố Hà Nội; ban quản lý Dự án Trung ương (CPMU) và đại diện một số HTX mục tiêu.

Mở đầu chương trình, CPMU đã khởi động buổi tập huấn với các câu hỏi và mục đích cần đạt được trong khóa tập huấn này. Ông Nanakubo Mitsuru- Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn đã phát biểu khai mạc, cảm ơn các thành viên đã dành thời gian tham gia khóa học và mong muốn khóa tập huấn đạt kết có ý nghĩa.

leftcenterrightdel
Ông Nanakubo Mitsuru khai mạc khóa tập huấn 

Tiếp đó, bà Mamiya Chiyo – Chuyên gia phụ trách về thị trường - đã trình bày các bước triển khai hoạt động thị trường theo các tiếp cận SHEP *.  Bà cũng giải thích về những điều chỉnh khi áp dụng SHEP tại Việt Nam nhằm thay đổi nhận thức và tư duy sản xuất- bản hàng của người sản xuất từ “trồng và bán” sang “trồng để bán”. Chia sẻ về mô hình SHEP và cách thức để duy trì các hoạt động sau khi dự án kết thúc cũng được đưa ra và đã trở thành đề tài thảo luận rất sôi nổi của các học viên.

Đi sâu vào các hoạt động cụ thể, Tiến sĩ Nguyễn Thị Tân Lộc – Chuyên gia marketing trình bày một cách cụ thể về phần lý thuyết và thực hành của các bước thực hiện hoạt động thị trường gồm trao đổi với người mua, cách thức tổ chức các chuyến tham quan cũng như xây dựng các công cụ marketing cơ bản. Nhằm giúp cán bộ của CPMU, PPMU cùng với các HTX mục tiêu hiểu sâu hơn về lý do, cách thức phối hợp, tổ chức từng hoạt động, các giảng viên đã hướng dẫn thực hành các hoạt động gồm khảo sát thị trường, kết nối với người mua và phản hồi của khách hàng theo phương pháp đóng vai, thảo luận nhóm. Trong suốt quá trình, các giảng viên đã luôn khuyến khích các học viên cùng trao đổi, thảo luận và trình bày những ý kiến của mình nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm qua mỗi bài thực hành kể trên nhằm giúp các học viên nắm chắc kiến thức chuyên môn cũng như nâng cao năng lực thuyết trình.

Một hoạt động rất ý nghĩa trong khóa học đó là sự chia sẻ kinh nghiệm từ 2 HTX mục tiêu là HTX sản xuất và kinh doanh nông sản Bạch Đằng (tỉnh Hải Dương) và HTX nông sản an toàn Liên Hiệp (tỉnh Hà Nam). Những chia sẻ từ 2 HTX này không chỉ là bài học cho các HTX mục tiêu trong thời gian tới mà còn là những ý kiến quý báu để CPMU, PPMU và các HTX mục tiêu mới tham gia dự án tại các tỉnh rút kinh nghiệm sau năm đầu tiên thực hiện dự án.

Cuối buổi tập huấn, học viên đánh giá tốt về công tác tổ chức lớp, tài liệu ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu; giảng viên giảng dạy nhiệt tình cùng phương pháp tốt. Nhờ vậy, học viên dễ dàng nắm bắt được kiến thức cơ bản và cần thiết nhất nhằm triển khai hoạt động thị trường ở HTX. Thành quả lớn nhất và có sức lan tỏa nhất của khóa tập huấn này là các học viên có khả năng xây dựng bài giảng và tổ chức tập huấn cho nông dân tại địa phương, cũng như vận dụng kiến thức học được vào công tác khuyến nông, hướng dẫn HTX nông nghiệp áp dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ về hoạt động thị trường vào thực tế.

leftcenterrightdel
Các học viên chụp ảnh lưu niệm 

Các học viên cho rằng khóa tập huấn không chỉ là cơ hội để học tập, đón nhận những điểm mới và cải thiện trong quá trình tiếp cận với dự án ở giai đoạn này mà còn là cơ hội giúp giữa các PPMU và các HTX giao lưu, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, và kinh nghiệm triển khai thực tế.

Khóa tập huấn có được kết quả tốt như trên là thành quả của sự phối hợp và tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các thành viên trong CPMU, nhóm Dự án JICA,  PPMU và đại diện các HTX mục tiêu. Mong đợi trong thời gian tới, dự án sẽ gặt hái được các kết quả tốt hơn và hoàn thành mục tiêu để ra. 

   * Các tiếp cận SHEP; Smallholder Horticulture Empowerment Project- (Thúc đẩy và trao quyền cho nông hộ nhỏ- một sáng kiến của JICA khi thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật tại Kenya và hiện đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.; Introduction to the SHEP Approach (jica.go.jp)  

TOT on basic approach of marketing

On December 6-7, 2023 in Hanoi, a Training of Trainers (TOT) on the basic approach of marketing activities was held by the coordination of the National Agricultural Extension Center under the JICA Project "Strengthening safe crop value chains in Northern Vietnam".

The TOT aims to promote awareness on the role of marketing and communication activities in the production and sales of safe vegetables and fruits of the cooperative, thereby, utilizing available advantages in an increasingly fiercely competitive market context.

The training course attracted 28 participants from the Provincial Project Management Units (PPMUs) in the Project area, including Hai Duong, Hung Yen, Bac Ninh, Nam Dinh, Ha Nam, Son La and Hanoi City; the Central Project Management Unit (CPMU) and representatives of target cooperatives.

At the beginning of the program, CPMU warmed up the training session with questions and goals to be achieved in this training course. Mr. Nanakubo Mitsuru – Team Leader of JICA Expert Team delivered the opening speech by giving his high appreciation to the participation of all participants and he expected that the training course would receive meaningful results.

Ms. Mamiya Chiyo - Expert in charge of marketing- presented steps in implementing marketing activities in the Project following the SHEP approach*.  She also explained the revisions and adjustments when applying the SHEP in Vietnam to change awareness and knowledge on production- sale of the producers, from “Grow and Sell” to “Grow to Sell”.  Sharing about the SHEP model and ways to maintain activities after the project ended were also mentioned and became a very lively topic of discussion among the participants.

Going deeper into the specific contents, Dr. Nguyen Thi Tan Loc - Marketing expert presented specifically the theory and practice of the steps of marketing activities, including communicating with the buyers, organizing exposure visits, as well as development of marketing tools. To help the participants deeply understand each activity, practical training related activities such as conducting market survey, connecting with buyers, and receiving feedback from buyers through role-plays and group discussions were carried out in the training sessions. The participants were always encouraged to discuss, exchange and raise their ideas to evaluate and learn from each practice lesson. The above things helped the participants firmly grasp professional knowledge and improve their presentation skills.

Sharing experiences by the 2 target cooperatives, Bach Dang agricultural product production and trading cooperative in Hai Duong province and Lien Hiep safe agricultural products Cooperative in Ha Nam province were one of the meaningful programs in the TOT. The shared experiences from these 2 Cooperatives are not only a lesson for target cooperatives in the coming time but also being valuable ideas for CPMU, PPMUs and target cooperatives to get precious experiences by implementing the project.

At the end of the TOT, all participants evaluated “good” on organizing and facilitating; short-term but comprehensive and easy-understanding training materials; enthusiastic trainers with good training methods. Therefore, the participants could easily grasp the basic and necessary knowledge to conduct marketing activities in cooperatives. The biggest and most pervasive achievement of this training course is that participants can train farmers in their locality by utilizing the training materials, as well as apply the learned knowledge to their agricultural extension work and guide agricultural cooperatives in conducting marketing activities.

The participants believe that the training course is not only an opportunity to learn and receive new points in the process of approaching the project at this stage, but also an opportunity to help PPMUs and cooperatives exchange and share advantages, difficulties, practical implementation experiences.

The TOT brought good results thanks to the coordination and enthusiastic participation with high responsibility of members of CPMU, JICA project team, PPMU and representatives of target cooperatives. It is expected that the project activities will reap good results and achieve set goals in the near future.

  *SHEP approach; smallholder Horticulture Empowerment Project- an innovation of JICA when conducting technical cooperations in Kenya and now being applied in many other countries in the world.; Introduction to the SHEP Approach (jica.go.jp)  

Nhóm Dự án JICA