1. Đối với diện tích đến thời gian thu hoạch: Tập trung tranh thủ, kịp thời thu hoạch để đảm bảo năng suất và chất lượng, giảm thiểu thiệt hại.

 

2. Đối với diện tích cây có khả năng phục hồi:

 

- Tháo nước nhanh, kịp thời, khơi thông dòng chảy. Với ruộng không tháo được nước cần dùng bơm hút hoặc tát cạn nước trong ruộng không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.

 

- Khi đã thoát cạn nước mặt ruộng, dùng bình bơm bơm nước lã rửa sạch đất, bùn bám dính trên mặt lá. Khi lớp đất mặt đã khô ráo cần xới phá váng, dựng lại các cây con bị nghiêng ngả, nén gốc để cây đứng thẳng, vững; cắt tỉa bỏ các lá gốc đã già, vàng úa, những lá bị rách tướp ...

 

- Sau 2-3 ngày khẩn trương bón thúc nhẹ bằng lân suppe hoặc tưới nước có hòa loãng lân suppe + đạm urea, cứ mỗi thùng 10 lít hòa vào 1 muôi tay lân suppe và đạm urea, tưới nhẹ vào sát gốc khi đã xới phá váng.

 

- Sau 4-5 ngày, cây đã hồi phục và ra rễ mới cần tiếp tục chăm bón, bón thúc phân NPK hàm lượng cao từ 2-3 kg/sào Bắc bộ và kết hợp vun gốc.

 

- Cần phun các loại thuốc phòng trừ nấm để phòng trừ nấm lở cổ rễ; kết hợp bón phân siêu lân.., chăm sóc bổ sung, bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh phục hồi.

 

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi kịp thời phát hiện và phòng chống một số sâu, bệnh hại phổ biến.

 

3. Đối với những diện tích bị ảnh hưởng nặng, khó có khả năng phục hồi:

 

- Với diện tích khó còn khả năng hồi phục, vệ sinh đồng ruộng, khẩn trương cuốc lật lại đất mặt luống, để khô và đập nhỏ gieo lại đợt hạt giống mới để cung cấp rau kịp thời cho thị trường.

 

- Sau mưa bão, rau xanh sẽ khan hiếm, bà con nên tận dụng cơ hội để gieo trồng càng sớm càng tốt sẽ cho hiệu quả cao hơn do bán được giá.

TTKNQG