Chọn các cây từ 6 năm đến 16 năm tuổi, riêng vùng Đông Nam Bộ tuổi cây 6 năm đến 18 năm tuổi. Cây sinh trưởng, phát triển tốt; ít nhiễm sâu bệnh. Vườn thoát nước tốt, không bị ngập úng; có đủ nước tưới, nguồn nước tưới không nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Kỹ thuật xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ như sau:
1. Sau thu hoạch
- Cắt tỉa cành, tạo tán: Tỉa các cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành bị gãy, cành mọc dày, mọc đan xen, cành vượt và cành nằm thấp hơn 70 cm so với mặt đất.
- Bón vôi (sau cắt tỉa cành 1 - 3 ngày): Nếu đất chua bón 1 - 5 kg/cây (dạng CaCO3) để pH đất 5,8 - 6,8.
- Bón phân hữu cơ (sau bón vôi 15 - 20 ngày): Phân hữu cơ hoai 25 - 90 kg/cây/vụ hoặc hữu cơ vi sinh 5 - 12 kg/cây/vụ. Bón 1 lần sau thu hoạch.
+ Lượng phân hữu cơ:
Phân hữu cơ hoai 25 - 90 kg/cây/vụ hoặc hữu cơ vi sinh 5 - 12 kg/cây/vụ.
- Bón phân vô cơ:
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Urea
|
Super lân
|
K2SO4
|
Cây 6 - 10 năm tuổi
|
Lần 1 (sau bón vôi 15 - 20 ngày)
|
480-640
|
240-320
|
240-320
|
1.040-1.390
|
1.500-2.000
|
480-640
|
Lần 2 (sau bón phân vô cơ lần 1: 30 - 35 ngày)
|
240-320
|
240-320
|
240-320
|
520-700
|
1.500-2.000
|
480-640
|
Cây >10 - 18 năm tuổi
|
Lần 1
|
600-800
|
300-400
|
300-400
|
1.300-1.740
|
1.875-2.500
|
600-800
|
Có thể sử dụng dạng phân hỗn hợp NPK với hàm lượng tương đương.
- Phun phân bón lá (7 - 10 ngày sau bón phân vô cơ lần 1): dùng phân có hàm lượng đạm cao N:P2O5:K2O tỷ lệ 3:1:1 (nếu dùng thương phẩm chứa 33-11- 11 pha liều lượng 125 - 190 g/100 lít nước; hoặc 30-10-10 pha 100 - 200 g/100 lít nước); phun lặp lại 1 - 2 lần, cách nhau 7 - 10 ngày; phun đều hai mặt lá đến khi ướt đẫm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Lưu ý bảo vệ chồi non, tán lá; phòng trừ các dịch hại như: Rầy phấn trắng, rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh thối rễ, thối vỏ chảy nhựa thân, ...
2. Tạo mầm hoa
- Bón phân vô cơ đợt 2 (100 - 105 ngày sau bón phân vô cơ lần 2, đợt 1):
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Urea
|
Super lân
|
K2SO4
|
Cây 6 - 10 năm tuổi:
|
|
600-800
|
480-640
|
|
3.750-5.000
|
960-1.280
|
Có thể sử dụng dạng phân hỗn hợp NPK với hàm lượng tương đương.
- Phun phân bón lá (1 - 5 ngày sau khi bón phân vô cơ đợt 2): Phun phân bón lá có lân cao N:P2O5:K2O tỷ lệ 1:6:1 (nếu dùng loại 10-60-10 pha 320 - 400 g/100 lít nước, hoặc 10-55-10 pha 190 - 250 g/100 lít nước); phun lặp lại 1 - 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày trước khi đậy bạt phủ gốc xiết nước để hỗ trợ cây tạo mầm hoa; phun đều hai mặt lá đến khi ướt đẫm.
- Tạo khô hạn vùng rễ (đợt chồi/cơi đọt 2, lá xanh đậm (lá 60 - 65 ngày tuổi) tiến hành ‘xiết nước’ tạo khô hạn cho đất vùng rễ (thời gian khoảng 35 - 40 ngày), phủ bạt phần đất quanh gốc dưới tán để ngăn nước mưa thấm vào đất và rút nước cạn trong mương (nếu có). Cần tạo mái dốc quanh gốc, có rãnh hay mương cạn giữa hai cây để thoát nước, tạo điều kiện khô hạn cho đất vùng rễ.
- Thường xuyên tỉa bỏ các chồi non mọc từ thân và cành chính trong tán cây.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Lưu ý bảo vệ chồi non, bộ lá, phòng trừ các dịch hại như rầy phấn trắng, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu đục thân, mọt đục thân, ...
3. Kích thích ra hoa
- Dỡ bạt phủ khi thấy nụ hoa dài 0,3 - 0,5 cm (sau xiết nước 60 - 65 ngày), tiến hành tưới nước 2 ngày 1 lần cho đến khi hoa nở hoàn toàn, lượng nước tưới tăng dần đến mức bình thường giúp cây không bị sốc nước và nụ hoa phát triển tốt.
- Phân bón vô cơ đợt 3 (bón sau dỡ bạt phủ 10 - 15 ngày):
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Urea
|
Super lân
|
K2SO4
|
Cây 6 - 10 năm tuổi:
|
120-160
|
120-160
|
240-320
|
260-350
|
750-1.000
|
480-640
|
Có thể sử dụng dạng phân hỗn hợp NPK với hàm lượng tương đương.
- Phân bón lá (sau dỡ bạt phủ 15 - 20 ngày): Phun phân bón lá giàu đạm N:P2O5:K2O tỷ lệ 3:1:1 (nếu dùng loại 30-10-10 pha liều lượng 100 - 200 g/100 lít nước); phun lặp lại 1 - 2 lần, phun đều hai mặt lá đến khi ướt đẫm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Lưu ý phòng trừ sâu bệnh hại nụ hoa và hoa như nhện đỏ, rầy phấn, sâu róm ăn hoa, bệnh thối nụ hoa, ...
4. Ra hoa, đậu quả
- Phun phân bón lá (khi mầm hoa dài 2 - 4 cm), sử dụng Urea (pha 1 - 1,5 kg/100 lít nước) hoặc KNO3 (pha 0,8 - 1 kg/100 lít nước); phun đều hai mặt lá đến khi ướt đẫm.
- Tỉa nụ hoa: Tỉa bỏ những nụ hoa nhỏ, dị dạng, phát triển kém, bị sâu bệnh, mọc dày thành chùm, mọc gần nhau hoặc mọc nhiều về phía đầu cành. Tuỳ theo số nụ hoa hình thành, vị trí phân bố trên tán để xác định mức tỉa thích hợp.
- Thụ phấn bổ sung: Dùng chổi nilon quét qua quét lại các chùm hoa đã nở trên vị trí cành nhỏ, đầu cành để lấy phấn, sau đó quét lên các nhụy hoa cần thụ phấn bổ sung. Thời gian thụ phấn thích hợp từ 8 giờ tối đến 0 giờ đêm.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Lưu ý phòng trừ sâu hại hoa và quả như sâu róm, rầy phấn, rệp sáp, sâu đục thân, mọt đục thân, ...
3.5. Phát triển quả
- Bón phân vô cơ đợt 4, chia làm 2 lần:
N
|
P2O5
|
K2O
|
Urea
|
Super lân
|
K2SO4
|
Cây 6 - 10 năm tuổi
|
Lần 1 (sau khi đậu quả 25 - 35 ngày):
|
360-480
|
|
480-640
|
780-1.040
|
|
960-1.280
|
Lần 2 (sau khi đậu quả 70 - 75 ngày)
|
|
|
720-960
|
|
|
1.440-1.920
|
Cây >10 - 18 năm tuổi
|
Lần 1 (sau khi đậu quả 25 - 35 ngày)
|
450-600
|
|
600-800
|
980-1.300
|
|
1.200-1.600
|
Có thể sử dụng dạng phân hỗn hợp NPK với hàm lượng tương đương.
- Phân bón lá (sau khi đậu quả 25 - 35 ngày): Phân chứa Bo, nếu sử dụng hàm lượng Bo 10 - 11% thì pha 125 ml/100 lít nước, phun lặp lại 1 lần 15 - 20 ngày sau. Sau khi đậu quả 55 - 60 ngày phun Ca(NO3)2, pha 200 g/100 lít nước Phun đều hai mặt lá đến khi ướt đẫm.
- Để hạn chế ra đọt non (3 - 12 tuần sau khi đậu quả), phun phân bón lá có lân và kali cao với tỷ lệ N:P2O5:K2O là 0:5:3 (nếu dùng loại 0-52-34, pha 750 - 1.000 g/ 100 lít nước) hoặc nitrat kali (KNO3), liều lượng pha 0,8 - 1 kg/100 lít nước, phun 7 - 10 ngày/lần.
- Tỉa thưa quả: Tỉa các quả nhỏ, méo mó không đều, nhiễm sâu bệnh nặng, quả không đẹp, mọc thành chùm, mọc gần về phía ngọn để các quả phân bố đều trên tán và cành, tập trung gần về phía thân chính. Tỉa thưa quả thực hiện 2 - 3 lần, trong giai đoạn từ sau đậu quả 2 - 3 tuần và kết thúc 8 tuần sau đậu quả. Cây 6 - 10 năm tuổi giữ lại mỗi cây 50 - 120 quả, cây > 10 - 18 năm tuổi giữ lại 100 - 150 quả.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Chú ý bảo vệ quả; phòng trừ sâu bệnh hại như rệp sáp, sâu đục thân, mọt đục thân, sâu đục quả, bệnh thối vỏ chảy nhựa thân, thán thư, ... theo khuyến cáo.
* Cách bón:
+ Phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh: Rải đều trên phần đất dưới tán cách gốc khoảng 1 - 1,5 m, tưới đẫm nước để phân thấm vào đất. Sau khi bón phân có thể tiến hành cắt cỏ để phủ phần đất được bón.
+ Phân vô cơ: Rải đều lên phần đất dưới tán cách gốc khoảng 1 - 1,5 m, tưới đẫm nước để phân thấm vào đất hoặc pha phân vô cơ với nước (10%) để tưới rồi tưới đẫm nước. Sau khi bón phân có thể tủ đất bằng tàn dư thực vật.
(*) Tùy điều kiện thực tế vườn cây mà điều chỉnh lượng phân cho phù hợp.
CTT