Diễn đàn có sự tham dự của ông Lê Quốc Doanh - Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp (NN) và PTNT; ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đề điều và PCTT, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và lãnh đạo của Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Diễn đàn

Thiên tai và BĐKH luôn được xem là vấn đề phức tạp, nan giải tác động tới tất cả các vùng, miền trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng đến tiến trình phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Thiên tai có nhiều loại hình, mỗi loại hình sẽ gây những tác động khác nhau đối với sản xuất và đời sống.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, thời tiết mang tính cực đoan đã xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ảnh hưởng đến con người và hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường.

Tại khu vực Miền Trung năm 2020, mưa lũ diện rộng từ giữa tháng 9/2020 đến giữa tháng 11/2020, khu vực Trung Bộ đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của 8 cơn bão (từ số 5 đến số 13) và 2 áp thấp nhiệt đới. Trong đó bão số 9 là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua. Những số liệu đo mưa đã ghi nhận những con số kỷ lục, lượng mưa phổ biến từ 1.000 - 2.000mm, nhiều nơi trên 3.000mm. Các đợt lũ lớn xuất hiện trên 16 tuyến sông chính tại khu vực, trong đó đã có 4 tuyến sông lớn đã vượt mức lũ lịch sử. Ngập lụt đã xảy ra trên diện rộng, thời điểm cao nhất vào ngày 12/10 và 19/10 có trên 317 nghìn hộ (1,2 triệu nhân khẩu) bị ngập lụt tại 7 tỉnh (từ Nghệ An - Quảng Nam), nhiều nơi ngập lụt trên nửa tháng.

Theo tổng hợp của Bộ NN và PTNT, bão lũ ở miền Trung năm 2020 đã tàn phá nặng nề về sản xuất nông nghiệp. Hầu hết lượng giống, lương thực dự trữ trong dân để phục vụ đời sống và sản xuất vụ đông xuân 2020 -2021 đã bị hư hỏng. Các tỉnh Bắc Trung Bộ sản xuất vụ đông 2020 đã bị “xóa sổ” hoàn toàn với khoảng 7.600 ha bị thiệt hại (Quảng Trị 3.400 ha, Hà Tĩnh 2.600 ha và Quảng Bình trên 1.300 ha).

Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 30.000 tỷ đồng (nghĩa là gấp khoảng hơn 7 lần so với thiệt hại kinh tế so với thời điểm xảy ra trận lụt năm 1999).

Ngoài ra, sạt lở bờ sông, bờ biển thường xuyên xảy ra, đặc biệt là sau các trận bão, mưa lũ, gây thiệt hại lớn về nhà, đất sản xuất, cơ sở hạ tầng trong khu vực đã và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Mặc dù các cấp ban ngành và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các hoạt động nhằm thích ứng và giảm thiểu các rủi ro thiên tai, song thực tiễn cho thấy còn nhiều nguy cơ và thách thức được đặt ra trong thời gian tới.

Diễn đàn đã nghe 04 báo cáo tham luận cụ thể về: Công tác phòng, chống, giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng  khu vực Bắc trung Bộ; Tổng quan tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh và các hoạt động ưu tiên triển khai thực hiện Đề án 553 tỉnh Quảng Trị; Một số giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng, giảm thiểu thiệt hại do các loại hình thiên tai đến sản xuất nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ; Thực tiễn, kinh nghiệm và bài học trong xây dựng và triển khai mô hình Nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH tại Hà Tĩnh.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung trao đổi và thảo luận các vấn đề: biến đổi khí hậu toàn cầu; công tác dự báo; công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó; cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn để phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng và các giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng, giảm thiểu thiệt hại do các loại hình thiên tai đến sản xuất nông nghiệp, từ đó đưa ra được các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững có hiệu quả.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các diễn giả tại hai phiên làm việc của Diễn đàn

Các giải pháp là:

Một là, tăng cường công tác dự báo, coi trọng công tác phòng ngừa, chủ động ứng phó.

Hai là, các cấp chính quyền cần phối hợp thực hiện hiệu quả đồng thời 2 mục tiêu của ứng phó là giảm thiểu và thích ứng đối với biến đổi khí hậu.

Ba là, đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình tưới tiêu, bảo đảm chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn để phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng.

Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn, thông tin truyên truyền nâng cao, nhận thức, tăng cường năng lực cho cộng đồng về giảm nhẹ ruit ro thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai.

Sáu là, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sinh kế bền vững, giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng.

Bảy là, tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chuyển giao quy trình công nghệ, kinh nghiệm trong ứng phó với BĐKH.

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham gia thảo luận tại Diễn đàn

BBT

Xem thêm tin trên: Báo Nông nghiệpBáo Điện  tử VOV, Báo Dân tộc và Phát triển, Báo TTXVN, Báo Quảng Trị