Hiện, có 35 thành viên của HTX áp dụng ghi nhật ký điện tử, theo đó giúp nông dân ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu chăm sóc, bón phân, đến thu hoạch. HTX đã được cấp 7 mã số vùng trồng trên diện tích 200 ha, với 243 thành viên giúp sản phẩm xoài của HTX đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

 

Nhận thấy tưới nhỏ giọt là một phương pháp tưới nước hiệu quả, giúp tối ưu hóa việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng; khi kết hợp với hệ thống điều khiển bằng điện thoại thông minh, lợi ích càng được nâng cao. Do vậy, HTX đã ứng dụng tưới nhỏ giọt trên diện tích 5 ha, giúp tiết kiệm nước trong sản xuất và dinh dưỡng cho cây trồng.

leftcenterrightdel
HTX Cù Lao Giềng ứng dụng nhiều công nghệ trong sản xuất 

 

Ngoài ra, HTX còn ứng dụng công nghệ sấy dẻo xoài. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành sản xuất xoài Việt Nam nói chung và Hợp tác xã Cù Lao Giêng nói riêng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như châu Âu. 

leftcenterrightdel
 HTX ứng dụng công nghệ sấy dẻo xoài

 

Có thể nói, chuyển đổi số thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại không chỉ giúp HTX tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí mà còn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm xoài. Đây là điểm mà Trung tâm Khuyến nông An Giang đã đưa đoàn nông dân là đại diện của Hợp tác xã, Tổ hợp tác có tiềm năng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất trong địa bàn tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm với mong muốn giúp nông dân trực tiếp nhận thấy những lợi ích thực tế của việc chuyển đổi số trong ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy đổi mới canh tác, nâng cao giá trị sản phẩm.

leftcenterrightdel
Các sản phẩm của HTX được trưng bày tại nhiều hội chợ 
leftcenterrightdel
 Đoàn nông dân do TTKN An Giang tổ chứcđến tham quan, học tập kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất

 

Trang Nghiêm

Trung tâm Khuyến nông An Giang