Nghiên cứu giảm CO2 và cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
Nghiên cứu giảm CO2 và cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
Cập nhật lúc 11:27, Thứ năm, 08/03/2018 (GMT+7)
Các nghiên cứu mới đã cho thấy các vụ mùa trồng trọt với đá nghiền có thể giúp cải thiện an ninh lương thực toàn cầu và giảm lượng CO2 đi vào bầu khí quyển.
Nghiên cứu tiên phong của các nhà khoa học tại Đại học Sheffield cùng với các đồng nghiệp quốc tế đã cho thấy việc bổ sung đá silicat vào đất trồng trọt có thể hấp thụ CO2 và tăng cường sự bảo vệ khỏi sâu bệnh, dịch bệnh và khôi phục cấu trúc đất và độ màu mỡ của đất.
Giáo sư David Beerling, Giám đốc Trung tâm Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu Leverhulme tại Đại học Sheffield và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Các xã hội loài người từ lâu đã biết rằng đồng bằng núi lửa rất màu mỡ, đây là những nơi lý tưởng để trồng cây mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu làm cách nào để bổ sung thêm đá vào đất có thể tăng hấp thụ cacbon”.
Nghiên cứu này đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về việc quản lý đất trồng trọt đối với khí hậu và an ninh lương thực, nêu bật các lợi ích bổ sung đối với thực phẩm và đất.
Mức độ thay đổi khí hậu trong tương lai có thể được điều chỉnh bằng cách giảm ngay lượng CO2 đi vào bầu khí quyển do sự phát sinh năng lượng.
Nghiên cứu đã khảo sát cách tiếp cận này nhằm điều chỉnh đất bằng đá silic nghiền như bazan còn lại từ vụ phun trào núi lửa từ thời xưa. Khi những hạt đá nhỏ hòa tan trong chất hóa học trong đất, chúng sẽ lấy đi lượng các-bon điôxit và giải phóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật.
Không giống như các chiến lược loại bỏ các-bon khác đang được xem xét, nó không cạnh tranh về đất dùng để trồng thực phẩm hoặc làm tăng nhu cầu nước ngọt. Các lợi ích khác bao gồm giảm sử dụng phân bón nông nghiệp và thuốc trừ sâu, giảm chi phí sản xuất lương thực, tăng khả năng sinh lời của các trang trại và giảm bớt rào cản đối với nông nghiệp.
Các đá silic nghiền có thể được sử dụng cho bất kỳ loại đất nào, nhưng đất canh tác là điều rõ ràng nhất vì nó được sử dụng hàng năm. Đất canh tác bao gồm khoảng 14 triệu km2 hay 10% diện tích đất toàn cầu.
Các trang trại trồng trọt đã sử dụng đá nghiền dưới dạng đá vôi để đảo ngược quá trình axit hóa đất gây ra bởi các biện pháp canh tác, bao gồm việc sử dụng phân bón.
Giáo sư Stephen Long thuộc Đại học Illinois Champaign-Urbana và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Đề xuất của chúng tôi là việc thay đổi loại đá và tăng tỷ lệ sử dụng, giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả tương tự như việc sử dụng đá vôi nghiền nhưng giúp thu được CO2 từ khí quyển, chứa trong đất và cuối cùng là các đại dương”.
Theo mard.gov.vn