Tham dự hội thảo có 170 đại biểu đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số Đại sứ quán và các tổ chức quốc tế, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Kkhuyến nông, Chi Cục Trồng trọt 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xa, hội quán và nông dân trồng xoài tham dự.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội thảo 

Báo cáo kết quả phát triển ngành hàng xoài và định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Tháp hiện có diện tích trồng cây ăn trái trên 40.900 ha, trong đó diện tích trồng xoài khoảng 14.400 ha, sản lượng gần 137.000 tấn. Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài. Nhiều nhà vườn đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, an toàn thực phẩm… Sản phẩm xoài Đồng Tháp đạt yêu cầu xuất khẩu sang những thị trường như: Trung Quốc, Australia, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Nga và Singapore.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu xoài, toàn tỉnh có hơn 8.228 ha xoài đăng ký mã số vùng trồng, với 296 mã số. Những mã vùng trồng này sẽ “chia sẻ” cho doanh nghiệp sử dụng để có thể giúp ngành hàng xoài Đồng Tháp tiêu thụ nhiều hơn với điều kiện sử dụng mã số vùng trồng phải minh bạch, có trách nhiệm và đúng pháp luật.

Thời gian tới, Đồng Tháp sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng; nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; triển khai thực hiện những chính sách hỗ trợ, phát triển thương hiệu; phát triển kinh tế hợp tác, củng cố liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… Song song đó, các nhà vườn duy trì sản xuất xoài đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; thực hiện mối liên kết bền vững với các doanh nghiệp xuất khẩu để xoài nói riêng và trái cây nói chung sẽ được nhiều thị trường đón nhận.

Ngoài ra, quý đại biểu được nghe chia sẻ về tình hình sản xuất xoài Việt Nam, định hướng và giải pháp phát triển bền vững; các quy định kiểm soát các đối tượng kiểm dịch thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên xoài, biện pháp kiểm soát hạn chế rủi ro khi xuất khẩu xoài. Hội thảo cũng chia sẻ các tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật về nhập khẩu xoài Việt Nam sang thị trường Mỹ, Trung Quốc và Úc; kinh nghiệm trong nhân rộng tuân thủ tiêu chuẩn và chất lượng của chuỗi giá trị xoài phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; giải pháp ứng dụng công nghệ số trong quản lý, truy xuất nguồn gốc chuỗi giá trị ngành hàng xoài; bảo quản và vận chuyển xoài xuất khẩu; thuận lợi, khó khăn tham gia chuỗi liên kết và xuất khẩu xoài va chia sẽ của các công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp, Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lãnh, Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Việt Nam và Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số tại huyện Cao Lãnh với mô hình chuyển đổi số gắn với truy xuất nguồn gốc chuỗi ngành hàng xoài tại HTX Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh./.

leftcenterrightdel

Đại biểu ký kết biên bản ghi nhớ 

Trí Tuệ

Trung tâm DVNN, QLKTCTTL&NSNT Đồng Tháp