Nhật Bản đã ban hành nhiều luật và quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc gạo như: Luật ghi chép thông tin về lúa gạo và thông báo về nơi sản xuất (ban hành năm 2009), Luật cơ bản về an toàn thực phẩm, Luật ghi nhãn thực phẩm, Luật vệ sinh thực phẩm, Luật kiểm tra sản phẩm nông nghiệp, Luật kiểm soát hoá chất nông nghiệp… Đồng thời Chính phủ cũng thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm và niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm.

Thực hiện ghi chép sản xuất

Từ những năm 1950, người sản xuất Nhật Bản đã sử dụng "Nhật ký canh tác của gia đình tôi" trong "Nhật ký người nông dân" hướng dẫn canh tác tiêu chuẩn của HTX nông nghiệp và sách hướng dẫn về kinh doanh nông nghiệp do HTX phát và được sử dụng trong nhiều năm.

Nhờ sự phổ cập của "Nhật ký người nông dân", những người sản xuất thuộc phạm vi quản lý của HTX đã có thói quen ghi chép. HTX cung cấp Người sản xuất ghi chép theo biểu mẫu, dựa theo lịch trình sản xuất. Mặc dù họ phải làm thêm việc nhưng họ không hề phàn nàn vì họ đã có thói quen ghi chép nhật ký canh tác từ trước đó. Sau khi kết thúc việc ghi chép nhật ký canh tác, người nông dân sẽ nộp lại cuốn nhật ký này cho HTX và mỗi huyện sẽ cử người hướng dẫn kinh doanh nông nghiệp phỏng vấn riêng người sản xuất về kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại và các hoạt động thực hiện cho cả quá trình canh tác lúa.

Nỗ lực của các HTX trong truy xuất nguồn gốc nông sản

Trong phạm vi quản lý của HTX, trước đây đã có hoạt động làm việc chung, các tiêu chuẩn canh tác đã được thống nhất ở một mức độ nào đó. Các loại vật tư mà mỗi người nông dân sử dụng có rất ít sự sai khác.

Kể từ năm 1981, Nhật Bản đã tích cực xúc tiến "kinh doanh nông nghiệp thôn bản" bằng cách sử dụng hiệu quả chức năng truyền thống trong đó hợp nhất thôn bản và địa phương làm 1 đơn vị. Ý thức làm việc chung trong toàn khu vực rất mạnh mẽ, tỷ lệ xuất kho thông qua tổ chức HTX nông nghiệp đạt 100%.

Năm 2001, Chính phủ Nhật Bản dự thảo Nguyên tắc chung đối với ngành lúa gạo trong đó đưa ra tiêu chí: "Trong tương lai sẽ phải truy xuất nguồn gốc" và thiết lập mục tiêu: Thực hiện truy xuất nguồn gốc hoàn toàn vào khoảng năm 2016.

Năm 2002, tổ chức các buổi học tập và hội thảo cho tất cả nông dân trong từng huyện nhằm đáp ứng truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc chung.

Vào năm tài chính 2003, quyết định ứng dụng truy xuất nguồn gốc lúa gạo thông qua một dự án của nhà nước để đạt được sự đồng thuận về ứng dụng truy xuất nguồn gốc. Dự án đã thực hiện thiết kế hệ thống một cách nhanh chóng và chuẩn bị để có thể ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong việc xuất khẩu gạo. Theo kế hoạch, từ tháng 8 đến tháng 11/2003 sẽ tạo sổ tay hướng dẫn về hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Bối cảnh thực hiện ứng dụng truy xuất nguồn gốc phù hợp với định hướng xúc tiến mô hình tập trung, tất cả người sản xuất làm việc cùng nhau (kinh doanh nông nghiệp thôn bản). Trong quá trình xúc tiến mô hình tập trung này rất cần thiết phải tạo ra một cơ chế để đánh giá một cách thích hợp đối với người sản xuất.

Ví dụ: Để đảm bảo đánh giá công bằng cho những người sản xuất thuộc phạm vi quản lý của HTX và nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các HTX, các HTX đều yêu cầu người sản xuất phải thực hiện quản lý canh tác dựa trên các quy tắc được thiết lập bằng các hoạt động làm chung với nhau và ghi chép thông tin. Ứng dụng truy xuất nguồn gốc được sử dụng đối với quy định lịch trình sản xuất lúa chính thức của địa phương. Chẳng hạn như ở giai đoạn thu hoạch lúa, HTX sẽ kiểm tra cánh đồng lúa trước khi thu hoạch, thẩm định chất lượng, phân loại cấp độ, phân loại theo chất lượng khi vận chuyển thóc. Nếu thóc/ gạo có chất lượng khác bị lẫn vào thì khả năng cạnh tranh giữa các HTX ở các vùng khác sẽ giảm, và làm mất đi sự công bằng cho người sản xuất. Nhờ thực hiện các nỗ lực như vậy mà chất lượng lúa gạo trong các HTX nông nghiệp được nâng cao lên rất nhiều.

leftcenterrightdel
 Thu hoạch lúa

leftcenterrightdel
Điều tra sâu bệnh hại lúa 
 

Tạo liên kết làm thông tin đến cả việc cung cấp vật tư sản xuất

Việc cung cấp thông tin cho các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng là rất quan trọng. Điều quan trọng hơn nữa là người sản xuất nắm rõ các dữ liệu về việc kinh doanh nông nghiệp của mình và từ đó có thể sản xuất tốt hơn. Việc trích xuất thông tin về lịch sử canh tác được gửi đến từng hộ gia đình xem nội dung đã phân tích dữ liệu lịch sử canh tác, kết quả sử dụng hóa chất nông nghiệp, thông tin nhật ký canh tác đã được điện tử hóa.

Truy xuất nguồn gốc với lợi ích gia tăng giá trị an toàn, đem lại sự yên tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm, tìm được nguyên nhân đối với những khiếu nại từ người tiêu dùng và nhà phân phối; Xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh doanh nông nghiệp (trồng trọt, sản lượng thu hoạch); Xây dựng cơ sở dữ liệu về lịch sử canh tác để hướng dẫn nông nghiệp phù hợp trên cơ sở đó quản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường tính an toàn của sản phẩm nông nghiệp; Quảng bá tính an toàn của sản phẩm nông nghiệp được sản xuất tại các hợp tác xã với người tiêu dùng./.

Quỳnh Anh

Theo Tổ chức xúc tiến HTX nông nghiệp Châu Á