1. Triệu chứng gây hại:

Sâu đo ăn trụi lá quế, để lại gân chính của lá, hiện tượng như cây bị chết. Sâu hại làm cây suy giảm sinh trưởng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho những loài sâu hại thứ cấp xâm nhập, gây hại.

Sâu đo tuổi nhỏ (tuổi 1 - 2) hoạt động mạnh, nhả tơ di chuyển theo gió để gây hại. Sâu non trưởng thành hóa nhộng dưới đất. Sâu đo gây hại tập trung vào các tháng 2, 3, 4 và 7, 8, 9 là thời kỳ cây quế ra lộc và sinh trưởng phát triển mạnh.

Sâu đo ăn lá quế tập trung chủ yếu ở sườn đồi, chân đồi. Nơi này có nguồn thức ăn dồi dào và khí hậu nóng ẩm thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của loài sâu hại này.

leftcenterrightdel
Hình thái sâu đo gây hại lá quế 

2. Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp thủ công: Dùng biện pháp rung cây làm rơi một phần sâu xuống đất để bắt giết bằng tay; Dùng cuốc, xén, cào bới nhẹ lớp đất mặt xung quanh gốc và rộng dần ra dưới tán cây tìm bắt giết nhộng sâu.

- Sử dụng bẫy đèn: Dùng các loại đèn ắc quy, đèn măng xông... đặt trên chậu nước bẫy trưởng thành trong và xung quanh tán rừng.

- Biện pháp sinh học: Bảo vệ những loài thiên địch có ích như kiến, ong, chim, các loại bò sát..., không lạm dụng trong việc sử dụng thuốc hóa học.

- Biện pháp hóa học: Khi mật độ sâu gây hại cao có thể sử dụng một số loại thuốc có chưa hoạt chất hóa học để phòng trừ như: Emamectin benzoate (Dylan 10 WG; Comda gold 5 WG; Rholam 20 EC, 50 WP, 68 WG...). Hiệu quả phòng trừ khi sâu non ở giai đoạn tuổi 1 - 2.

leftcenterrightdel

Hiện tượng cây quế bị sâu đo gây hại

Lê Thị Hải Yến

Trung tâm Khuyến nông Yên Bái